Voucher freeship dành cho đơn hàng từ 500K 🚚 🧼
Blog

GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG CÔNG TÁC VỆ SINH

Thị trường các chất tẩy rửa tại Ấn Độ đang tăng trưởng tốt với giá trị hơn 2 tỷ USD. Tương tự, Hoa Kỳ tiêu thụ hơn 2,8 triệu tấn hóa chất mỗi năm để làm sạch các tòa nhà thương mại.

Các chất tẩy rửa rất cần thiết trong khâu vệ sinh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ dọn dẹp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất cũng mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe người lao động và môi trường.

Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong quá trình vệ sinh giúp tạo môi trường làm việc an toàn hơn, bền vững hơn và hiệu quả kinh tế tốt hơn. Dưới đây là những cách để giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong quá trình vệ sinh mà vẫn đảm bảo hiệu quả chất lượng

1. Lợi ích của việc giảm thiểu sử dụng hóa chất

An toàn sức khỏe

Việc giảm thiểu sử dụng các hóa chất mạnh sẽ giúp giảm bớt rủi ro sức khỏe cho cả đội ngũ nhân viên vệ sinh và những người sử dụng không gian đó. Một số sản phẩm tẩy rửa chứa hóa chất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho bạn, như vấn đề về hô hấp, dị ứng, và trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể gây tổn thương cơ quan nội tạng. Khi hạn chế sử dụng các hóa chất này, bạn không chỉ giúp tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn cho nhân viên mà còn mang đến không gian sống và làm việc lành mạnh, an toàn hơn cho chính mình và mọi người xung quanh.

 

Bảo vệ môi trường

Khi không được xử lý đúng cách, hóa chất tẩy rửa có thể thấm vào đất và các mạch nước ngầm, gây hại cho môi trường cũng như hệ sinh thái xung quanh. Bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các chất này, chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ trái đất và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai.

 

Tiết kiệm chi phí

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp của bạn, chi phí cho các chất tẩy rửa có thể lên đến vài triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Bằng cách giảm việc sử dụng hóa chất một cách có chiến lược, chi phí hoạt động của khâu vệ sinh có thể giảm đáng kể, giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn

2. Phương pháp giảm thiểu sử dụng hóa chất

Sử dụng sản phẩm tẩy rửa “xanh”

Thị trường các sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Những sản phẩm này không chỉ chứa ít thành phần độc hại hơn so với các sản phẩm truyền thống mà còn mang lại hiệu quả khi bạn sử dụng đúng cách. Bạn hãy tìm các sản phẩm có gán nhãn như “phân hủy sinh học,” “không độc hại,” hoặc “có nguồn gốc thực vật” – đây là những dấu hiệu cho thấy sản phẩm ít gây tác động đến sức khỏe của bạn và môi trường xung quanh.

Cân nhắc sử dụng sản phẩm dung dịch cô đặc

Lựa chọn các sản phẩm tẩy rửa là dung dịch cô đặc cần pha loãng với nước trước khi sử dụng giúp bạn kiểm soát được độ mạnh của dung dịch vệ sinh. Vì những sản phẩm này phải pha loãng, bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi có thể sử dụng được nhiều hơn với mỗi túi sản phẩm.

 

Sử dụng khăn lau sợi tổng hợp

Khăn và cây lau sợi tổng hợp có cấu trúc siêu nhỏ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn một cách dễ dàng mà không cần phải sử dụng thêm nhiều hóa chất. Mặc dù những sản phẩm này không thay thế hoàn toàn việc làm sạch kỹ lưỡng (như khử trùng bề mặt), một chiếc khăn sợi tổng hợp vẫn là lựa chọn tốt để bạn dọn dẹp nhanh chóng và hiệu quả hơn.

 

Sử dụng hơi nước để vệ sinh

Làm sạch bằng hơi nước là phương pháp thân thiện hơn để giảm thiểu việc sử dụng hóa chất. Hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng diệt khuẩn, vi rút và các mầm bệnh khác một cách hiệu quả. Đây là cách giúp bạn khử trùng bề mặt an toàn và hiệu quả.

 

Áp dụng kỹ thuật vệ sinh phù hợp

Kỹ thuật vệ sinh chuẩn và phù hợp có thể giảm đáng kể nhu cầu sử dụng hóa chất. Ví dụ, ngâm trước các vật dụng bị bẩn có thể giúp bạn dễ dàng loại bỏ vết bẩn hơn, khiến công việc vệ sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Nhân viên vệ sinh chuyên nghiệp luôn cần sử dụng và (nếu cần) pha loãng hóa chất đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo sản phẩm hiệu quả trong việc loại bỏ bụi bẩn, vết bẩn và vi khuẩn.